Wisdem Emulsifier
Phụ gia
- Đặc điểm và tác dụng:
- Làm cân bằng sự tiêu hóa, hấp thu chất béo và protein
- Tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất béo với nồng độ chất béo cao
- Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất béo được làm giàu trong axit béo bão hòa chuỗi dài (chẳng hạn như mỡ động vật).
- Đẩy nhanh quá trình thủy phân axit của carbohydrate và sáp không tan để làm tăng độ tan và khả năng tiêu hóa protein, giảm sự lắng đọng chất béo trong gan và cải thiện sức khỏe của gia cầm.
- Cải thiện sản lượng sữa của bò và tăng hàm lượng chất béo và casein trong sữa.
- Giúp điều chỉnh tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn và kiểm soát chi phí cho thức ăn chăn nuôi.
Chất nhũ hóa và sự nhũ hóa
Chất nhũ hóa là một chất hoạt động bề mặt vừa ưa nước, vừa ưa dầu. Phân tử amphipathic này làm giảm sức căng bề mặt của của những giọt dầu mà không thay đổi diện tích bề mặt, và làm ổn định hệ thống phân tán này. Trong hỗn hợp dầu và nước, phần kỵ nước bị hút lại bởi dầu và phần ưa nước bị hút lại bởi nước, tạo thành lớp phân tử định hướng ở mặt phân cắt dầu-nước (Hình 1). Vì nồng độ của chất nhũ hóa tăng lên (cao hơn so với nồng độ tới hạn), các phân tử chất nhũ hóa có khuynh hướng hình thành những giọt nhỏ với đầu kỵ nước ở trên bề mặt và các đầu ưa nước ở phần trung tâm nên nó tan trong dầu. Do hỗn hợp dầu và nước bị khuấy trộn lên, một lượng lớn các khối dầu bị tách ra thành cách hạt dầu nhỏ hơn. Những hạt dầu nhỏ này nhanh chóng kết hợp lại tạo thành một lớp dầu khi không có mặt của chất nhũ hóa trong hỗn hợp. Với sự hiện diện của chất nhũ hóa trong hỗn hợp, các hạt dầu được bọc bởi một lớp chất nhũ hóa, tức là những dầu tạo thành các hạt nhỏ (Hình 1). Các hạt dầu lơ lửng trong nước và tạo thành nhũ tương. Quá trình này gọi là sự nhũ hóa, làm các hợp chất không tan và nước có thể trộn với nhau và ở trạng thái hỗn tạp như một nhũ tương đồng nhất. Do đó, diện tích mặt phân cắt phải tăng lên để chất béo, protein và những chất không tan khác có thể tiếp xúc với enzyme tiêu hóa để tăng cường sự tiêu hóa bằng enzyme.
Giá trị của Sự cân bằng Ưa nước–Ưa dầu (Hydrophilic-Lipophilic Balance – HLB)
Chất nhũ hóa là chất vừa ưa nước và vừa ưa dầu. Tỷ lệ tương đối của nhóm chất ưa nước với chất ưa dầu khác nhau giữa các phân tử chất nhũ hóa khác nhau, và thường được ám chỉ đến sự cân bằng ưa nước-ưa dầu (HLB). Nếu phần ưa nước chiếm ưu thế, chất nhũ hóa có giá trị HLB thấp và làm nó dễ tan trong nước. Ngược lại, nếu phần ưa dầu chiếm ưu thế, chất nhũ hóa có giá trị HLB cao và làm nó dễ tan trong chất béo và các dung môi hữu cơ. Sự tiêu hóa thức ăn chăn nuôi được thực hiện trong môi trường đường tiêu hóa của động vật. Mặt phân cắt giữa thức ăn và nước, trong hỗn hợp các hợp chất không tan, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa vì sự giới hạn thời gian lưu trữ thức ăn trong dịch tiêu hóa. Túi mật được tiết ra từ gan; muối mật là một chất nhũ hóa tự nhiên có chất lượng cao với giá trị HLB cao và giúp tăng cường tiêu hóa các chất không tan ví dụ như chất béo, protein bằng các enzyme tiêu hóa.
Sự tiêu hóa và hấp thu axit béo
Tri-glyceride bị chia nhỏ thành axit béo tự do, monoglyceride và glycerol bằng enzymen lipase với sự giúp đỡ của nhu động đường ruột và sự nhũ hóa của muối mật. Axit béo tự do và monoglyceride được tái tạo trong hợp chất tan trong nước và kết hợp lại trong các micelle dầu (phân tích thì có đường kính là 5-10nm) với sự giúp đỡ của sự nhũ hóa muối mật. Các micelles được di chuyển qua lớp nước chưa bị khuấy động trên bề mặt lông nhung và có thể chạm tới vi lông đo đặc tính tan trong nước của muối mật. Do đó, axit béo và monoglyceride được giải phóng chậm từ micelle trên màng của vi lông và khuếch tán vào tế bào biểu mô ruột, trong khi đó muối mật vẫn được giữ trong khoang ruột để tái sử dụng. Axit béo và monoglyceride ở trong tế bào biểu mô ruột được tái tạo thành triglyceride, và sẽ được kết hợp thành chylomicrons cùng với lipoprotein và được di chuyển qua niêm mạc ruột và đi vào hệ thống mạch bạch huyết, sau đó đi vào máu, trong khi glycerol phân hủy trong dịch ruột để được hấp thu (Hình 2).
Việc sử dụng axit béo
Chức năng chính của axit béo là cung cấp năng lượng bằng cách oxi hóa, mà chuỗi phản ứng sơ cấp của nó là β-oxidation (oxi hóa β) ở trong ty thể. Sự biến tính oxi hóa diễn ra trong gan với chuỗi axit béo ngắn và trung bình, và trong các mô khác với chuỗi axit béo dài. Các chuỗi axit béo ngắn và trung bình được hoạt hóa thành acyl-coenzyme A bởi enzyme tổng hợp chất acyl-coenzyme A, và được nhanh chóng chuyển qua màng kép và khuếch tán trong ty thể. Các chuỗi acyl-coenzyme A dài không thể di chuyển dễ dàng qua màng trong của màng ty thể và cần một hệ thống vận chuyển cụ thể với chất carnitine (Hình 3).
Đặc điểm sản phẩm
Bảng 1. Nồng độ micelle tới hạn của một số chất nhũ hóa thông thường
|
Bảng 2. Đường kính trung bình của micelle (µm) trong nhũ tương
|
1. Chứa chất nhũ hóa tự nhiên – là một thụ thể lysophospholipid với đặc tính siêu ưa nước và khả năng nhũ hóa mạnh mẽ.
Phosphatidylcholine (PC) là một chất nhũ hóa thông thường vừa ưa nước, vừa ưa dầu. Mặc dù vậy, sự ưa dầu của phân tử này mạnh hơn so với sự ưa nước, dẫn đến khả năng nhũ hóa thấp trong nhũ tương. Vì vậy, nó không dễ phân tán trong nước. Với công nghệ enzyme hiện đại, phosphatidylcholine có thể bị thủy phân ở một vị trí nhất định bởi một loại enzyme nhất định; nhóm chất ưa dầu bị yếu đi và nhóm ưa nước trở nên mạnh hơn. Sản phẩm thủy phân của PC là lyso-phosphatidylcholine (LPC) có chức năng sinh học mạnh hơn so với PC (Hình 4). Các chất nhũ hóa khác nhau có khả năng nhũ hóa khác nhau, thường được đo bằng nồng độ micelle tới hạn (critical micelle concentration – CMC), có nghĩa là nồng độ thấp nhất để hình thành micelle. Chất LPC có nồng độ CMC cực kỳ thấp và đường kính micelle tương đối nhỏ hơn so với chất khác (Bảng 1 và 2). So sánh với các chất nhũ hóa thông thường, LPC có các đặc tính đặc biệt như sau:
- Khả năng nhũ hóa mạnh hơn, mạnh hơn 10 lần so với loại phospholipid thông thường.
- Khả năng thích nghi tốt hơn với nhiệt độ trung bình, thể hiện sự ổn định cao hơn ở nhiệt độ thấp.
- Khả năng nhũ hóa tốt hơn thích nghi với điểu kiện pH khác nhau, chứng minh khả năng nhũ hóa cao ở môi trường có tính axit.
- Khả năng nhũ hóa tốt hơn thích nghi với môi trường ion, thể hiện độ ổn định cao trong những môi trường điện phân với NaCl và muối Ca.
L-carnitine đóng vai trò then chốt trong hệ thống vận chuyển riêng để chuyển axit béo chuỗi dài vào bên trong màng ty thể. Lượng L-carnitine được cơ thể tự tổng hợp không đủ đáp ứng yêu cầu với động vật còn non hoặc khi hàm lượng chất béo trong khẩu phẩn ăn khá cao, điều này làm cho hiệu quả của axit béo chuỗi dài thấp hơn trong việc di chuyển qua màng trong của ty thể và dẫn đến hoạt tính sinh học của chất béo thấp hơn. Sự bổ sung L-carnitine ngoại sinh làm tăng hiệu quả oxi hóa của axit béo chuỗi dài và giảm sự lắng đọng chất béo trong gan.
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng chất béo
- Hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn: Tăng lượng chất béo sẽ làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu và khả năng sử dụng chất béo.
- Nồng độ của kim loại đồng trong khẩu phần ăn: ảnh hưởng đến cả việc sử dụng đồng lẫn chất béo.
- Loại axit béo trong khẩu phần ăn:
- Tiêu hóa và hấp thu axit béo chuỗi ngắn và trung bình tốt hơn so với axit béo chuỗi dài
- Tiêu hóa và hấp thu axit béo có mức độ chưa bão hòa cao tốt hơn so với axit béo có mức độ chưa bão hòa thấp hơn
- Giai đoạn phát triển của vật nuôi
- Nồng độ của dịch tụy và enzyme lipase trong tụy
- Nồng độ của mật và muối mật
- Chất nhũ hóa ngoại sinh: Sự bổ sung L-carnitine ngoại sinh làm tăng khả năng tiêu hóa và sự hấp thu chất béo.
- Nồng độ của L-carnitine trong khẩu phần ăn
- Nồng độ L-carnitine trong khẩu phẩn ăn tăng lên làm tăng sự vận chuyển các axit béo chuỗi dài vào ty thể.
- Nồng độ của mật và muối mật
Những lợi thế của việc sử dụng Wisdem®Emulsifier
- Làm cân bằng sự ảnh hưởng tiêu cực được gây ra bởi sự thiếu dịch tụy và dịch mật với việc tiêu hóa và hấp thu chất béo và protein, và cải thiện khả năng tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.
- Tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất béo với nồng độ chất béo cao trong khẩu phần ăn của vật nuôi trưởng thành, cải thiện hiệu quả chuyển đổi thức ăn và giảm chi phí cho thức ăn chăn nuôi.
- Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất béo được làm giàu trong axit béo bão hòa chuỗi dài (chẳng hạn như mỡ động vật), thúc đẩy sự tăng trưởng của vật nuôi và cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
- Đẩy nhanh quá trình thủy phân axit của carbohydrate và sáp không tan, các chất này bao bọc protein và các chất dinh dưỡng khác, tăng độ tan và khả năng tiêu hóa protein, giảm sự lắng đọng chất béo trong gan và cải thiện sức khỏe của gia cầm.
- Tăng việc sử dụng chất béo với thủy sản, giảm khả năng bị mỡ trong gan và tăng chỉ số thức ăn chăn nuôi.
- Cải thiện sản lượng sữa của bò và tăng hàm lượng chất béo và casein trong sữa.
- Giúp điều chỉnh tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn và kiểm soát chi phí cho thức ăn chăn nuôi.
Thông tin sản phẩm
Giấy phép sản xuất số: Phụ gia thức ăn chăn nuôi (2014)T01002
Tiêu chuẩn sản phẩm số: Q/ (GZ)ZTQ29-2016
Sản phẩm |
Wisdem® |
Hình thức |
Bột màu xám |
Mùi vị |
Mùi đặc biệt |
Kích thước hạt |
Ít nhất 95% nhỏ hơn 840 µm (sàng tiêu chuẩn 20) |
Độ ẩm |
Lớn nhất 10% |
Thành phần |
Chiết xuất ete phospholipid từ dầu mỏ nhỏ nhất 25 hoặc 30% |
Ứng dụng |
Liều dùng được đưa ra phù hợp với nồng độ chất béo thô và đặc tính của dầu và chất béo trong khẩu phần cơ bản. Thông thường, liều dùng khuyến nghị là 100-1000g/t |
Đóng gói |
25kg/bao nhôm |
Bảo quản |
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp |
Hạn sử dụng |
12 tháng từ ngày sản xuất, sử dụng ngay sau khi mở ra |
Selenium Yeast
Liên hệ
Yeast Cell Wall
Liên hệ
Pu Le Xiang – Baked Soybean
Liên hệ
Probio-peptide – Khô đậu lên men
Liên hệ
Amdetox
Liên hệ
Nature Yellow
Liên hệ
Wisdem Golden-Y20
Liên hệ
Wisdem Red 10%
Liên hệ